TỔ VĂN – NGHỆ THUẬT: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ  NĂNG NÓI CHO HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT NÓI VÀ NGHE MÔN NGỮ VĂN 7 TẠI TRƯỜNG THCS CHƯ ÊWI

Lượt xem:

Đọc bài viết

Tác giả: Phạm Thúy Huyền

Kĩ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng trong học tập, công việc, cuộc sống và đặc biệt nó góp phần làm nên thành công của mỗi con người. Chính vì thế  trong giáo dục nói chung và dạy học nói riêng kĩ năng nói và thuyết phục luôn là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá năng lực của học sinh. Khi chúng ta đã nói được thì hoàn toàn có khả năng nói tốt, nói hay và nói thuyết phục được người nghe. Thấy được tầm quan trọng của việc nói và thuyết phục người khác. Bản thân tôi tự thấy mình cần tập và rèn luyện cho học sinh có kĩ năng nói. Khi có kĩ năng nói đồng nghĩa với việc các em đã đáp ứng được yêu cầu của bộ môn Ngữ văn. Không chỉ thế các em còn  tích lũy được vốn kiến thức, thành thạo về kĩ năng nói để giao tiếp, ứng xử tốt hơn trong học tập, công việc và cuộc sống. Sau khi tìm hiểu từ nhiều  góc độ tôi chọn nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết Nói và nghe môn Ngữ văn 7 tại trường THCS Chư Êwi.

Khi bắt đầu nghiên cứu và tiến hành thực hiện một số biện pháp để nâng cao kĩ năng nói cho học sinh. Tôi được sự giúp đỡ và tạo điều kiện rất nhiều  từ phía nhà nhà trường, tổ chuyên môn. Nhưng bên cạnh đó tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi nghiên cứu và tiến hành các biện pháp như:

– Đơn vị tôi giảng dạy là trường cách xa trung tâm huyện Cư Kuin. Điều kiện kinh tế địa phương còn nghèo. Đa số học sinh đều là con em nông dân, ngoài giờ học trên lớp các em còn phải giúp đỡ gia đình nên thời gian học tập ở nhà còn hạn chế.

– Nhiều gia đình chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học, chưa có sự đầu tư về mọi mặt cho con cái học tập.

– Bên cạnh đó với sự phát triển của công nghệ thông tin, các em tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại từ khá sớm. Nhiều em dành thời gian truy cập mạng nhiều hơn là gặp gỡ bạn bè, giao tiếp với mọi người nên chưa tự tin trong giao tiếp. Có nhiều trường hợp còn sống thu mình, tự kỉ…

– Mức học tập của học sinh chưa đồng đều, thêm vào đó có một số em chưa chủ động trong học tập.

Qua khảo sát thực tế đối với bộ môn Ngữ văn ở bốn lớp 7A, 7B, 7C, 7D tổng số là 120 học sinh, tôi thu được kết quả khảo sát như sau:

Bảng khảo sát kết quả thực trạng kĩ năng nói vào đầu năm học

2024-2025 khi chưa áp dụng biện pháp

Khối Sĩ số Học sinh tự tin và tương tác tốt trong các giờ học và hoạt động tập thể Học sinh chưa tự tin và tương tác tốt trong các giờ học và hoạt động tập thể

SL

Tỉ lệ (%) SL

Tỉ lệ (%)

7

120 25 20,8 95

79,1

Qua kết quả khảo sát trên, tôi thấy tỉ lệ học sinh chưa tự tin và tương tác tốt trong các giờ học và hoạt động tập thể còn cao lên tới 79.1%, chính vì vậy tôi đã không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Tạo hứng thú cho học sinh và giáo viên là người hướng dẫn cho học sinh giải quyết vấn đề.

Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

* Phân biệt kĩ hai khái niệm “ đọc” và “nói”.

+ Đọc trước mọi người: Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe ( Theo từ điển tiếng Việt).

+ Đọc hiểu là một hoạt động tương tác giữa người đọc và văn bản, nhằm hiểu và tìm hiểu thông tin được truyền đạt. Đọc không chỉ đơn thuần là nhìn và nhận biết các ký tự, từ ngữ, mà còn yêu cầu sự hiểu biết, tư duy và khả năng phân tích của người đọc.

– Khái niệm nói: Nói là hoạt động phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp. Kĩ năng nói là kĩ năng một người sử dụng lời nói để truyền tải thông tin một cách thuyết phục, khiến cho tất cả mọi người nghe sẽ chú ý lắng nghe và hiểu đúng những gì người nói đang trình bày. Với cùng một nội dung, người có kĩ năng nói tốt có thể thu hút sự chú ý của mọi người.

 * Nắm bắt tình hình học sinh lớp mình giảng dạy thông qua giáo viên chủ nhiệm và phiếu điều tra thông tin

PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN.

  1. Họ và tên……………………………….Giới tính……………………..Dân tộc…………………….
  2. Ngày tháng năm sinh:………………………………………………………………………………….
  3. Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………………………………
  4. Kết quả học tập năm trước:…………………………………………………………………………….
  5. Trên lớp em yêu thích môn học nào nhất:………………………………………………………..
  6. Mỗi khi được giáo gọi trả lời bài cũ hoặc trả lời trên lớp em cảm thấy như thế nào?
  7. Mỗi khi gặp vấn đề nào đó trong cuộc sống, em thường tâm sự với ai? Vì sao?
  8. Trong lớp em hay chơi với bạn nào? Vì sao?
  9. Trong quá trình học bộ môn Ngữ văn, vấn đề nào làm em thấy khó khăn nhất? Em đã tìm cách cải thiện vấn đề trên như thế nào?
  10. Em mong muốn giáo viên giúp đỡ gì để em học tốt môn Ngữ văn?

* Chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh ngay từ đầu năm học

– Tạo cho các em có nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ. Khi tiếp xúc lần đầu tiên với các em, giáo viên cần thiết lập mối quan hệ tốt, giúp học sinh thấy được sự gần gũi, thân tình của giáo viên. Điều này giúp cho học sinh dễ dàng bộc lộ với giáo viên trong những giờ học sau.

– Phát huy kĩ năng nói trong các giờ học, nên chú trọng kĩ năng nói của học sinh thông

qua những lần phát biểu xây dựng bài. Đặt câu hỏi kích thích tư duy và sự phản xạ. Câu hỏi nên từ đơn giản đến phức tạp để tập cho các em biết suy nghĩ trước khi nói.

– Phát huy kĩ năng nói trong các hoạt đông ngoài giờ học. Giáo viên nên tiếp xúc với học sinh ngoài giờ học trên lớp( giờ ra chơi, những buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động chủ điểm, hội thao…). Lúc đó các em sẽ cởi mở hơn, giáo viên dễ dàng nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em hơn.

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị kĩ bài nói

Các giờ học môn Ngữ văn đều cần có sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, đặc biệt đối với tiết học Nói và nghe thì lại càng cần thiết. Vì thời lượng tiết học chỉ có 45 phút, nên giáo viên phải hướng dẫn các em chuẩn bị nội dung bài nói và có sự tập luyện trước khi trình bày ở lớp.

Thứ nhất, trước khi dạy và học cần cho học sinh nắm được các yêu cầu cụ thể của bài nói một cách chi tiết như sau

Phần

Yêu cầu

Nội dung thể hiện

 

 

Chuẩn bị nội dung

Xác định đề tài Vấn đề nào sẽ được trình bày? Cần giới thiệu và triển khai vấn đề như thế nào?
Mục đích nói Rèn luyện khả năng diễn đạt khả năng nói trước đám đông
Người nghe Thầy/ cô giáo và các bạn cùng lớp
Thời gian Vào tiết học Ngữ văn (phần trình bày 5-7p)
Không gian nói Nói trên lớp
Tập luyện trước khi nói Tập luyện bằng những cách nào? Nắm kĩ bài nói (học thuộc càng tốt)

Tự tập trình bày trước gương

Tập trình bày trước một nhóm bạn, người thân để họ nhận xét, góp ý hoàn thiện bài nói hơn

Bên cạnh đó, học sinh cũng cần hiểu rõ các nhiệm vụ cần thực hiện trong bài nói:

Những yêu cầu khi trình bày nói

Yêu cầu

Cách thức/ nội dung thể hiện

Mở đầu bài nói
Thái độ
Nội dung trình bày
Giọng nói và tốc độ
Cử chỉ và điệu bộ
Sự tương tác với người nghe
Kết thúc bài nói

Thứ hai, hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài nói ở nhà hay chính là chuẩn bị nội dung nói.

Bảng kiểm kĩ năng tóm tắt ý chính bài văn biểu cảm do người khác trình bày

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Bài tóm tắt đảm bảo thể hiện đầy đủ, chính xác phần trình bày của bạn.
Ghi được ngắn gọn các thông tin chính mà người khác trình bày bằng các  từ khóa sơ đồ.
Các ý được tóm tắt rõ ràng, mạch lạc.

Thứ ba, hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà

Thứ tư, chuẩn bị đồ dùng trực quan cần thiết cho bài nói

* Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp để học sinh từng bước nâng cao kĩ năng nói

* Khuyến khích học sinh xem và học hỏi kĩ năng nói từ các bài nói mẫu

* Giúp học sinh biết được thế mạnh của mình và động viên học sinh phát huy thế mạnh

*  Tạo mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh

* Sử dụng công nghệ thông tin vào bài nói

* Thay đổi hình thức tổ chức giờ học và các hoạt động học tập

Thay đổi không gian học tập:

Giáo viên hướng dẫn một học sinh trong lớp điều khiển tiết học:

Tập trung vào nhiều đối tượng học sinh, nhất là học sinh còn nhút nhát, rụt rè: 

Tổ chức giờ học bằng cách sân khấu hóa: 

Hiệu quả việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học

Sau khi áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng nói cho học sinh,bản thân tôi đã thực hiện và thấy được kĩ năng nói, kĩ năng tương tác của học sinh trong các giờ học và hoạt động tập thể đã có hiệu quả rất tích cực:

Tiết học Ngữ văn trở nên sinh động, sôi nổi, có chất lượng. Học sinh phát huy được kĩ năng, phẩm chất, năng lực của bản thân. Các em không còn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông để trình bày hay đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện của bản thân mà thay vào đó là sự tự tin, thái độ cởi mở hơn.

Kĩ năng nói của các em đã có sự tiến bộ, các em biết chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc, biết giới thiệu đề tài, cách nói cũng trôi chảy, gãy gọn, đúng ngữ âm, chính tả, kết hợp được cử chỉ, nét mặt, thái độ với nội dung của bài luyện nói,…

Hình ảnh học sinh tham gia sôi nổi, tự tin trong tiết Nói và nghe.

 So sánh kết quả trước khi áp dụng và sau khi áp dụng biện pháp trên, tôi nhận thấy tiết nói và nghe có sự chuyển biến tích cực. Tỉ lệ học sinh tự tin và tương tác tốt trong các giờ học và hoạt động tập thể cũng tăng lên rõ rệt cụ thể như sau:

Bảng so sánh kết quả khảo sát trước và sau khi thực hiện biện pháp

Khối 7

Sĩ số

(120 HS)

Học sinh tự tin và tương tác tốt trong các giờ học và hoạt động tập thể Học sinh chưa tự tin và tương tác tốt trong các giờ học và hoạt động tập thể

Số lượng

Tỉ lệ % Số lượng

Tỉ lệ %

Trước khi áp dụng biện pháp

25 20,8 95

79,2

Sau khi áp dụng biện pháp

90

75 30

25

Việc nâng cao kĩ năng nói cho học sinh qua tiết dạy Nói và nghe không chỉ đưa nội dung kiến thức đến với người học một cách tích cực, sáng tạo, hứng thú nhất mà còn góp phần đa dạng hóa hình thức dạy học. Tiết học trở nên phong phú hơn về nội dung và hình thức đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học của chương trình GDPT 2018. Giáo viên biết cách tận dụng các phương tiện dạy học sẵn có, khai thác có chọn lọc học liệu từ mạng Internet để mang lại hiệu quả cao hơn trong dạy học.